Tỉnh thức trên bước đi
. cứ như vậy, mỗi bước chân đếm tăng lên một số cho đến
20. Đúng hai mươi bước thì đứng lại tác ý: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi tiếp tục đi lại như cũ. Và cứ tu tập như vậy cho đến khi đúng 30 phút thì xả nghỉ.
Giai đoạn thứ hai: Đi kinh hành như giai đoạn thứ nhất, nhưng đi đúng 20 bước thì đứng lại tác ý câu: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tác ý xong liền hít vô thở ra 5 hơi thở (hít thở bình thường).
Khi hít thở 5 hơi thở xong liền tác ý: “Đi kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Tác ý xong lại bước đi kinh hành như trước. Đi kinh hành 20 bước cộng năm hơi thở suốt thời gian 30 phút rồi xả nghỉ.
Giai đoạn thứ ba: Đi kinh hành như giai đoạn thứ nhất, nhưng đi đúng 20 bước thì đứng lại rồi ngồi xuống theo kiểu bán già hoặc kiết già, giữ lưng thẳng, mắt nhìn phía chóp mũi, tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.
Tác ý xong liền hít vô thở ra 5 hơi thở (hít thở bình thường). Khi hít thở 5 hơi thở xong thì đứng dậy rồi tác ý: “Đi kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Tác ý xong lại bước đi kinh hành nhưtrước.
Đi kinh hành 20 bước cộng thêm tư thế ngồi hít thở 5 hơi thở. Tu tập như vậy suốt thời gian 30 phút rồi xả nghỉ. Giai đoạn thứ tư: Đi kinh hành theo pháp môn “Thân Hành Niệm”. Phương pháp này tu tập theo lệnh truyền của pháp môn như lý tác ý.
Đây là một mẫu truyền lệnh của pháp môn Thân Hành Niệm: (Xin lưu ý: Tác ý truyền lệnh xong, rồi thân mới thực hiện hành động theo): - Co tay trái để sau lưng! - Tay phải để lên tay trái! - Chân trái (chuẩn bị)! - Dở gót (lên)! - Dở chân (lên)! - Đưa (chân) tới! - Hạ chân (xuống)! - Hạ gót (xuống)! - Chân phải (chuẩn bị)! - Dở gót (lên)! - Dở chân (lên)! - Đưa (chân) tới! - Hạ chân (xuống)!- Hạ gót (xuống)! - Chân phải (chuẩn bị)! - Dở gót (lên)! - Dở chân (lên)! - Đưa (chân) tới! - Hạ chân (xuống)!- Hạ gót (xuống)! Đến bước thứ 20 thì thêm hành động “Kéo (chân) về!”, trước hành động “Hạ chân (xuống)!”, để hai bàn chân hạ xuống đứng ngang bằng nhau.
Khi đứng lại xong, tiếp tục truyền lệnh cách thức ngồi: - Tay phải buông thõng xuống! - Tay trái buông thõng xuống! - Tay trái đưa thẳng ngang mặt! - Tay phải đưa thẳng ngang mặt! - Hai chân co ngồi xuống! - Tay trái chống đất sau lưng! - Tay phải chống đất sau lưng! - Hạ thân ngồi xuống! - Chân trái duỗi ra! - Chân phải duỗi ra! - Chân trái co lại! (kiểu bán già) - Chân phải co lại gác lên chân trái! (kiểu bán già) - Tay phải đặt lên giữa hai bàn chân! - Tay trái đặt lên tay phải! - Lưng thẳng (lên)! - Hít thở 5 hơi! (Hít thở bình thường, mỗi một lần “Hít vào - Thở ra” thì đếm 1 lần, đếm từ 1 đến 5).
Đếm đủ 5 hơi thở xong tiếp tục truyền lệnh cách thức đứng lên: - Tay trái chống đất sau lưng! - Tay phải chống đất sau lưng! - Chân phải duỗi ra! - Chân trái duỗi ra! - Chân phải co lại! - Chân trái co lại! - Ngồi lên! - Tay trái đưa thẳng ngang mặt! (Hoặc: Tay trái chống gối trái!) - Tay phải đưa thẳng ngang mặt! (Hoặc: Tay phải chống gối phải!) - Hai chân đứng lên! Khi đứng lên xong quý phật tử tiếp tục đi 20 bước vòng thứ
2.
. và cứ tu tập như vậy cho đến 30 phút thì xả nghỉ.
Gợi ý
-
Tỉnh thức trong hành động
Nghĩa là tu tỉnh thức trong mỗi hành động thân, khẩu, ý. Làm tất cả mọi công việc đều tu tập được cả, như quét sân, nấu cơm, lặt rau, v.v... Nên nhớ kỷ phải dùng pháp hướng tâm để tập tỉnh thức trong hành động.
-
Tỉnh thức
Tỉnh thức là sự bình tĩnh, không mê mờ, rất tỉnh táo, biết rất rõ, tâm không bị chi phối trong thất tình lục dục, trong kiến chấp, trong ngã chấp, v.v... là sự nhận biết nhanh chóng ra các ác pháp trong sát na (nháy mắt), là sức tỉnh...
-
Tu tập tỉnh thức để ở trong chánh niệm
thì luôn luôn nương vào thân hành niệm nội hay ngoại mà tập luyện với pháp môn như lý tác ý. Ví dụ: Nương vào hơi thở tác ý “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”,hay nương vào bước đi mà...
-
Phương pháp tu tập tỉnh thức trong khi đi
biết từng bước đi của mình, biết rõ ràng khi dỡ chân lên cũng như lúc để chân xuống, tâm tỉnh thức theo dõi từng hành động của chân bước. Bước đi phải nhẹ nhàng thoải mái không chậm, cũng không nhanh, đi vừa kịp tâm chú ý bước chân...
-
Trong Tĩnh giác không có Tỉnh thức
vì có Tỉnh thức thì Tĩnh giác mất; cũng như trong Tỉnh thức không có Tĩnh giác, vì có Tĩnh giác thì Tỉnh thức mất. Cho nên hai pháp này không phải là một pháp mà hai pháp môn. Hai pháp môn này là hai giai đoạn tu tập của...
-
Tu tập tỉnh thức
bằng pháp thân hành niệm phá sạch hôn trầm, thùy miên, vô ký (phá tâm si ám). Tâm si ám bị triệt tiêu thì chánh niệm mới hiện tiền, có chánh niệm thì ác pháp không xen vào được, ác pháp không xen vào được thì tâm hồn thanh thản,...
-
Bốn giai đoạn tỉnh thức
: 1- Tỉnh thức khi chết vào thai mẹ. 2- Tỉnh thức khi ở trong bụng mẹ. 3- Tỉnh thức khi xuất thai. 4- Tỉnh thức trong khi còn bé. Bốn sự tỉnh thức này là những pháp môn tu tập để làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp...
-
Tâm tỉnh thức
khi bất chợt có người hỏi thì phải nhạy bén đối đáp, không thể ngơ ngơ mất tỉnh thức được. Phải luôn luôn quán tâm, khi tâm thanh thản biết tâm đang thanh thản, khi tâm khởi niệm biết tâm đang khởi niệm, thì dùng câu pháp hướng đánh bạt...